Việt Nam đang trong giai đoạn già hóa dân số và dự báo đến năm 2050 sẽ nằm trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Vấn đề đặt ra là cần chuẩn bị gì cho việc già hóa dân số, khi tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử ngày càng thấp, trong khi tuổi thọ trung bình ngày một tăng cao?.
Không gian gần gũi thiên nhiên tại Tâm
Già hoá dân số
Theo số liệu thống kê vào năm 2023, dân số Việt Nam đạt khoảng 100,3 triệu người, trong đó hơn 16 triệu người cao tuổi. Dự báo của Bộ Y tế cho thấy đến năm 2038, Việt Nam sẽ chính thức bước vào giai đoạn dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang “già”, với hơn 21 triệu người cao tuổi, chiếm gần 20% tổng dân số.
Điều này là thực tế, bởi tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên của Việt Nam tăng theo từng năm, cụ thể năm 2010 là 9,3%, đến năm 2022 là 12% và dự báo tỉ lệ này là 20,7% vào năm 2040 và 24,8% vào năm 2049. Đây là giai đoạn Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, cứ 5 người dân sẽ có một người trên 60 tuổi.
Câu chuyện già hóa dân số cũng được ông Phạm Chánh Trung – Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM chia sẻ tại hội nghị thích ứng già hóa dân số tại TP.HCM: Tiếp cận từ hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn, do Sở Y tế TP.HCM tổ chức gần đây. Theo ông, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và đang là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.
Tắm nắng mỗi sáng sớm cho người cao tuổi
Với tốc độ già hóa dân số nhanh như hiện nay không chỉ khiến cho nguy cơ thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai, già hóa dân số còn làm gia tăng áp lực lên hệ thống y tế và hệ thống trợ cấp bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí. Một số nghiên cứu cho thấy với người cao tuổi, họ quan tâm ba điều, gồm: sống bao lâu, sống ở đâu, qua đời như thế nào? Như vậy, người làm chính sách phải tạo ra các mô hình sinh hoạt cho người cao tuổi thích nghi, chẳng hạn như mô hình chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng. Cần truyền thông việc đón nhận tuổi già một cách vui vẻ, giúp họ bước vào giai đoạn già hóa thành công- ông Trung đánh giá.
Cơ sở vật chất chăm sóc người cao tuổi Tâm An
Một hướng đi đúng
Trước thực trạng này, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm xây dựng và phát triển mô hình viện dưỡng lão. Tuy vậy, cả về cơ sở điều trị lão khoa, nhân viên chăm sóc và đặc biệt số lượng viện dưỡng lão ở TP.HCM hiện đang rất hạn chế cả về số lượng, chất lượng. Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM, toàn TP.HCM có khoảng 20 trung tâm trợ giúp xã hội chăm sóc người cao tuổi, trong đó có 8 trung tâm chăm sóc người cao tuổi ngoài công lập có thu phí. Bên cạnh các trung tâm dưỡng lão hoạt động lâu nay, từ ngày 1-8 Sở Lao động -Thương binh và Xã hội TP.HCM mới cấp phép hoạt động cho Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Tâm An (131/19 đường số 8, phường Linh Xuân, TP Thủ Đức). Đây là viện dưỡng lão tư nhân có thu phí đầu tiên tại TP Thủ Đức.
Cơ sở vật chất chăm sóc người cao tuổi Tâm An
Hiểu được những khó khăn về thể chất và tinh thần mà người cao tuổi phải đối mặt khi bước vào giai đoạn xế chiều, Viện dưỡng lão Tâm An ra đời như điểm tựa vững chắc cho những ai đang tìm kiếm môi trường sống lý tưởng cho cha mẹ, ông bà của mình.
Dưỡng lão Tâm An mang đến mô hình chăm sóc toàn diện với:
-Hệ thống phòng ở đa dạng: Các phòng được thiết kế hiện đại, thoáng mát, phù hợp với nhu cầu của từng người cao tuổi, Có phòng đơn, phòng đôi, phòng ba, phòng bốn. Mỗi phòng đều trang bị đầy đủ tiện nghi: giường, tủ, máy lạnh, quạt trần, nhà vệ sinh sạch sẽ, tay vịn vững chắc, tạo không gian ấm cúng như chính ngôi nhà của mình. 2 khu vực riêng biệt dành cho người cao tuổi: Khu vực chăm sóc hỗ trợ Ông Bà khỏe mạnh, minh mẫn, có khả năng tự chăm sóc, phục vụ cá nhân và khu vực chăm sóc đặc biệt dành cho Ông Bà không có khả năng chăm sóc cá nhân.
-Chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp: Đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm, tận tâm luôn theo dõi sức khỏe của các cụ 24/7, sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.
-Khu vực vật lý trị liệu: Giúp các cụ phục hồi chức năng sau tai biến, sau khi ra viện hoặc đơn giản là rèn luyện sức khỏe.
-Không gian thư giãn: Phòng đọc sách, khu sinh hoạt chung giúp các cụ thư giãn tinh thần, giao lưu, trò chuyện và tạo dựng những kỷ niệm đẹp bên nhau.
Bên cạnh đó, Dưỡng lão Tâm An còn sở hữu không gian sống lý tưởng khi được xây dựng theo mô hình đặc biệt là hòa mình vào thiên nhiên xanh mát. Tại đây, người cao tuổi sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành, thoáng đãng, giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần.
Tâm An là nơi tạo dựng một cộng đồng văn hóa đa dạng, nơi mỗi cá nhân, đặc biệt là người cao tuổi, đều được tôn trọng, yêu thương và thấu hiểu. Với đội ngũ nhân viên tận tâm, giàu kinh nghiệm, Dưỡng Lão Tâm An luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ người cao tuổi trong mọi hoạt động, giúp họ có được cuộc sống vui vẻ, thoải mái và tràn đầy ý nghĩa.
Huỳnh Mạnh